Quy trình tính toán móng cừ tràm rất cần tính chính xác và đội ngũ thiết kế và thi công uy tín. Cần tìn hiểu thông tin chuẩn xác về công tác này. Những thông tin dưới đây mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về quy tình tính toán và thiết kế móng cừ tràm.
Phương pháp sử dụng cọc cừ tràm
Dùng phù hợp và có hiệu quả để xử lý những nơi có nền đất yếu. Phương pháp này dùng cừ tràm để gia cố nền đất yếu các công trình nhà dân, công nghiệp, thủy lợi và nhiều công trình khác. Những quy mô vừa và nhỏ của công trình có khi ứng suất trung bình phần móng không vượt quá 0,8 kG/cm2.
Các loại đất dùng cừ tràm
Những nền đất phù hợp sử dụng cừ tràm bao gồm: Các loại đất có tỷ lệ cát nhỏ, cát bụi có trạng thái không bão hòa nước. Các loại đất nền dính như đất cát pha sét, sình bùn,..,
Trị số và tính chất tác dụng của tải trọng
Tùy theo trị số và tính chất tác dụng của từng công trình. Tùy vào đặc điểm địa chất cụ thể của từng công trình xây dựng. Tiến hành lựa chọn đường kính, chiều dài và mật độ thích hợp để có thể phù hợp loại cừ tràm.
Đường kính các loại cọc tràm thường dùng có đường kính gốc từ 8cm đến 10cm. Chiều dài cọc cừ tràm đạt 3m đến 5m, mật độ cọc tràm từ 16 -25 cộc trên một 1m2.
Thiết kế cọc cừ tràm trong nền đất yếu cừ tràm
Các đầu cây cừ tràm sau khi thi công hạ xuống nền đất yếu cần phải bảo đảm được nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Tại vì như vậy cây cừ tràm sẽ có độ tồn tại lâu và có sức bền, khôn bị mối mục.
Tiêu chuẩn chọn các loại cừ tràm
Cây cừ tràm được dùng phải làm được chăm sóc đạt tuổi từ 5 năm trở lên. Đường kính ngọn khi lựa chọn phải không được nhỏ hơn 4cm. Thân cừ tràm phải thẳng và nhỏ dần từ gốc đến ngọn. Đường kính gốc cần đạt từ 6 – 12cm. Những cây cừ tràm chất lượng sẽ đem lại một nền đất vững chắc.
Cách tính toán móng cừ tràm
Thực tế tính toán móng cừ tràm dựa trên một số thực nghiệm và thi công nhiều dự án và rút ra kinh nghiệm.
Tính toán, dự toán số lượng cừ tràm
Công thức dự toán được áp dụng như sau:
N = 4000 * (e0 – eyc) / (pi * d ^ 2 * (1 + e0))
Trong đó:
N: Dự toán cừ tràm sẽ có số lượng cụ thể bao nhiêu.
d: Thông số đường gốc của cừ tràm.
e0: Thông số độ rỗng tự nhiên của đất nền.
eyc: Thông số độ rỗng yêu cầu của đất nền.
Công thức tính số lượng cừ tràm trên 1 m2
Công thức để có số lượng cụ thể về cừ tràm trên 1m2 sẽ được áp dụng như trên. Còn đối với cụ thể từng loại nền sẽ được tính như sau:
- Đối với loại nền đất yếu vừa phải có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,6, R0 = 0,7 ÷ 0,9 kG/ cm². Nền đất này phù hợp đóng cừ tràm số lượng là 16 cọc cho 1m².
- Đối với nền đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8, R0 = 0,5 ÷ 0,7 kG/ cm². Nền đất này phù hợp đóng số lượng là 25 cọc cho 1m².
- Đối với nền đất yếu có độ sệt IL > 0,8, R0 < 0,5 kG/cm². Nền đất này sẽ phù hợp đóng số lượng là 36 cọc cho 1m².
Tính toán cừ tràm của nguyễn xuân năng
Tính toán cừ tràm của Nguyễn Xuân Năng là một giáo trình thực nghiệm tính toán cừ tràm chính xác và chuẩn nhất. Được các nhà toán học nhận định và đánh giá khá cao. Trên mạng chưa có một bài nào về tính toán cừ tràm của nguyễn xuân năng. Nhưng trên giáo trình thì đã có những bản chuẩn. VÌ thế các bạn có nhu cầu hãy tìm đọc tại các thư viện, nhà sách có cuốn luận văn của Nguyễn Xuân Năng.
Kết luận
Tính toán móng cừ tràm cần những nhà thầu nhiều năm kinh nghiệm và các kỹ sư chuyên nghiệp. Xác định tầng đất nền và tiến hành tính toán sẽ góp phần tạo nên một nền móng công trình vững chắc. Hãy tham khảo những tài liệu chính xác để có những phương pháp tính toán đúng nhất.