Móng cừ tràm là gì? Phân biệt móng đơn, móng băng, móng bè

Móng đơn

Móng hay nền móng của công trình là hạng mục xây dựng được thi công phía dưới cùng của mỗi công trình. Đây là công trình chính của móng sẽ nhận toàn bộ tải trọng tĩnh – động phía trên truyền xuống. Sau đó, tải đều toàn bộ tải trọng đó xuống diện tích móng nền phía dưới.Công trình sẽ được đánh giá qua độ bền vững của nền móng. Việc lựa chọn cho công trình kiểu móng và vật liệu làm móng vô cùng quan trọng. Cừ tràm dùng để gia cố móng sẽ là vật liệu chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn.

Móng cừ tràm là gì?

Móng cừ tràm là phương pháp thi công gia cố móng trên nền đất yếu bằng các cọc cừ tràm. Cách này chỉ dùng dưới công trình có sức chịu tải trọng không lớn. Móng cừ tràm sẽ giúp tăng độ nén chặt của lớp đất nền yếu. Ngoài ra, còn giảm hệ số rỗng xuống mức tối thiểu. 

Trong xây dựng việc xử lý nền móng trước khi xây dựng vô cùng quan trọng. Công trình dù đẹp và sang trọng đến bao nhiêu nhưng phần móng bên dưới không ổn định thì cũng không có tuổi thọ lâu được. Móng cừ tràm có thể kết hợp với các loại móng công trình khác để tăng sức chịu tải.

Các loại móng cừ tràm

Móng cừ tràm trong xây dựng có thể kết hợp với nhiều loại như: móng đơn, móng bè, móng băng,… Dựa trên phần kết cấu công trình phía trên cùng với yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật mà chúng ta sẽ lựa chọn loại móng phù hợp. Dưới đây là đặc điểm của từng loại móng có thể kết hợp với móng cừ tràm.

Móng đơn cừ tràm

Móng đơn là loại móng được thiết kế phía dưới một cụm cột hoặc cột lẻ liền kề nhau. Loại này có tác dụng gánh chịu lực tầm thấp và trung bình. Trong xây dựng móng đơn truyền toàn bộ trọng lượng công trình xuống nền đất và la nơi được gia cố bằng cừ tràm. Phần lực ma sát, lực dính của nền đất xung quanh móng đơn được bỏ qua. Móng đơn gồm các bộ phận:

Móng đơn
Móng đơn
  • Giằng móng: Đỡ tường, cột bên trên và làm giảm độ lún lệch,  giảm độ lệch tâm móng.
  • Cổ móng: Cổ móng có thể có kích thước bằng với cột trụ chính của tầng trệt nhưng sẽ được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm. 
  • Móng: Thông thường có đáy dạng hình chữ nhật, được tính toán kích thước khá phù hợp.
  • Lớp bê tông lót: Có bề dày 100, bê tông đá 4×6 ,vữa xi măng 50÷100. Có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng.

Móng băng cừ tràm

Móng băng là loại  móng nằm phía dưới dãy tường, cột, thường có dạng trải dài. Có thể thiết kế độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Tác dụng để có thể chống đỡ tường hoặc cột. Trong thi công xây dựng công trình nhà dân, móng băng sẽ sử dụng rộng làm cho độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Móng băng còn có tác dụng sẽ giúp tường, cột chịu lực trong suốt quá trình thi công. Ngoài ra móng băng còn làm giảm áp lực ở đáy móng. Đảm bảo truyền tải trọng lượng của công trình xuống đều. Với các loại công trình từ 3 tầng trở lên thường được sử dụng móng băng.

Móng băng
Móng băng

Móng bè cừ tràm 

Móng bè là 1 móng bằng phẳng nằm trải dài toàn bộ nền đất được gia cố bằng cừ tràm. truyển trọng lượng của toàn bộ công trình xuống đất. Móng bè thường được sử dụng khi đất nền yếu được gia cố bằng cừ tràm. Vì nó tản đều trọng lượng của công trình lên trên toàn diện tích xây dựng.

Móng bè được sử dụng cho những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Móng sẽ cừ tràm là phương pháp hiệu quả nhất bởi lực của toàn bộ công trình sẽ được phân bổ đồng đều.

Móng bè
Móng bè

Tính toán móng cừ tràm

Công thức tính toán móng cừ tràm sẽ được thực hiện như sau:

n = 4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))

Trong đó:

n: Số lượng cừ tràm sẽ được đóng.

e0: Hệ số độ rỗng tự nhiên của đất nền.

d: Quy cách đường kính gốc của cừ tràm.

eyc: Thông số độ rỗng yêu cầu.

Thông số của một số dạng đất nền hiện nay.

  • Nền đất có độ yếu và có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60, R0 =  0,7 ÷ 0,9 kg/cm2. Cần 16 cọc cho 1m2.
  • Nền đất có độ yếu và có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8, R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2. Cần 25 cọc cho 1m2.
  • Nền đất có độ yếu và có độ sệt IL > 0,80, R0 < 0,5 kg/cm2 . Cần 36 cọc cho 1m2.

Bản vẽ móng cừ tràm

Bản vẽ cấu tạo móng cừ tràm
Bản vẽ cấu tạo móng cừ tràm

Kết luận

Khi sử dụng móng cừ tràm giúp cho công trình bạn trở nên vững chắc. Không xảy ra hiện tượng lún, nghiêng,… Khi kết hợp kiểu móng phù hợp với nền móng gia cố bằng đóng cừ tràm sẽ làm tăng độ liên kết công trình đối với nền đất. Với những thông tin ở trên mong rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp.