Nền móng là nơi gánh chịu toàn bộ trọng lực của công trình phía trên truyền xuống. Biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố nền móng và điều rất quan trọng. Nền móng phải được thiết kế và xây dựng chịu được độ lún, nghiêng không gây đổ vỡ cho công trình. Hiện nay, biện pháp thi công đóng cừ tràm được sử dụng phổ biến tại các tỉnh phía Nam. Phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và phù hợp với các công trình nhỏ và vừa.
Biện pháp thi công đóng cừ tràm là gì?
Biện pháp thi công đóng cừ tràm được coi là phương pháp gia cố nền đất. Phương pháp này được sử dụng và hiệu quả cho những công trình có sức chịu tải trung bình trở xuống. Sau quá trình thi công đóng cừ tràm sẽ giúp tăng độ chịu tải và giảm hệ số rỗng của nền đất. Biện pháp thi công này còn giúp tiết kiệm chi phí với thời gian xử lý nền móng.
Biện pháp thi công gia cố nền móng tại những nơi nền đất yếu: Mặt đất ẩm ướt, bùn lầy, ngập nước quanh năm,… Tải trọng tương đương công trình nhà từ 1 đến 5 tầng hay các công trình gia cố thủy lợi. Do cừ tràm xuất hiện nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Nên việc sử dụng cừ tràm tại phía Nam trở nên phổ biến hơn. Biện pháp thi công đóng cừ tràm này tương tự biện pháp đóng ọc tre ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm
Biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm chỉ được áp dụng nếu khu vực đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau: Tải trọng của công trình không lớn, đất ẩm ướt và ngập nước. Sẽ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội và những nhược điểm có thể khắc phục nhanh chóng.
Ưu điểm biện pháp thi công đóng cừ tràm
- Nguyên vật liệu và quá trình thi công tốn rất ít chi phí và thời gian.
- Nguyên liệu tự nhiên nên về vấn đề về môi trường được đảm bảo.
- Có nhiều cách để tiền hành hạ cọc từ thủ công đến áp dụng máy móc.
- Gia cố nền đất giúp cường độ nén chặt của nền đất được tăng lên.
- Những cây cừ tràm có thể tồn tại hơn 50 năm dưới lòng đất.
- Mức chịu tải đạt 8 tấn trên 1 m2 sau khi nền đất được gia cố.
Nhược điểm biện pháp thi công đóng cừ tràm
- Biện pháp thi công đóng cừ tràm yêu cầu đơn vị thi công, thiết kế có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Trình độ chuyên môn chuyên sâu mới triển khai được biện pháp thi công này cho đạt yêu cầu.
- Lựa chọn cừ tràm chất lượng đúng quy cách sẽ là một điều hết sức cần thiết.
Tiêu chuẩn đóng cọc cừ tràm
Cây cừ tràm phải đạt tiêu chuẩn mới có thể tạo nên một nền móng vững chắc. Cây cừ tràm đầu tiên phải còn tươi, thẳng,.. Sau đó chúng ta xét đến quy cách. Những công trình nhỏ như gia cố mương nước, hầm, cầu cống nhỏ,… Thì lựa chọn loại cừ tràm có quy cách đường kính gốc 6 – 8cm, chiều dài từ 3 – 3,7m.
Đối với những công trình vừa và lớn phải chọn loại cừ tràm có đường kính gốc từ 8 – 12cm, chiều dài từ 8 – 12cm. Đây cũng là quy cách phổ biến sử dụng cho các công trình nhà cấp 4, cao tầng dưới 30m, gia cố thủy lợi,…
Mật độ trên 1m2 đóng bao nhiêu cừ tràm?
Phương pháp này được áp dụng dựa trên kinh nghiệm nhiều năm thi công. Vì thế lựa chọn số lượng cọc sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng công trình. Mật độ đóng cừ tràm dựa vào quy cách cừ tràm và tải trọng công trình.
- Những công trình sử dụng loại cừ tràm có đường kính gốc 6 – 8cm sẽ được đóng 25 cọc trên 1m2.
- Đối với công trình sử dụng quy cách cừ tràm to hơn như cừ có đường kính 8 – 12 sẽ sử dụng 16 – 25 cọc trên 1m2.
Công tác đóng cừ tràm
Về công tác đóng cừ tràm thì 2 phương pháp đóng cừ tràm phổ biến.
Công tác đóng cừ tràm bằng tay: Đây là phương pháp được áp dụng từ rất lâu dành cho những nơi không có máy móc đưa vào tới nơi thi công. Loại này cần đến 5 – 6 người và thi công trong thời gian dài. Tốn nhiều thời gian và nhân công. Hiện nay phương pháp này đã không còn phổ biến nữa.
Công tác đóng cừ tràm bằng máy: Biện pháp này được các trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ. Nên chỉ cần 2 – 3 người có thể đóng hàng trăm cây cừ trong 1 ngày. Giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và nhân công. Những nơi có diện tích lớn sẽ được đóng bằng máy xúc. Còn những nơi máy xúc không vào được sẽ dùng máy rung để ép cừ tràm.
Tiêu chuẩn nghiệm thu đóng cừ tràm
Những cọc cừ tràm phải được sử dụng là loại cừ tràm mới được thu hoạch và giữ được độ tươi. Phần thân cừ tràm phải thẳng, vỏ không bị bong tróc, lõi gỗ còn độ tươi không bị mục nát. Quy cách cừ tràm được sử dụng phải đạt chiều dài từ 3,7 – 4,5 mét, đường kính gốc 6 – 12cm. Trên diện tích thi công cần đóng cừ rộng ra ngoài diện tích móng từ 0,1 – 0,2 mét để không xuất hiện của cung trượt.
Về độ sâu khi đóng cừ tràm thì phải đặt đầu cừ tràm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Nhưng cách này khiến cho phần đáy móng đặt khá sâu sẽ gây khó khăn trong việc thi công. Một số tài liệu đã cho rằng tại vị trí cao hơn mạch nước ngầm phần đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao. Đảm bảo được độ ẩm trong nền đất như thế các cây tràm không bị khô.
Tùy vào địa chất đất mà chọn ra cách đóng cừ tràm phù hợp. Còn về vấn đề phủ đầu cọc phải được phủ bằng lớp đá 1 x 2. Để khi thi công móng được thêm phần vững chắc.
Bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm
Những lưu ý khi thi công đóng cọc cừ tràm
- Chúng ta nên hiểu rõ về khả năng chịu lực của cừ tràm phù hợp cho loại công trình nào.
- Không nên sử dụng biện pháp đóng cừ tràm tại địa thế có nền đất quá yếu và sâu. Tại nơi có sự rung động thì không nên sử dụng cừ tràm.trong trường hợp này và nên thay đổi bằng phương pháp khác.
- Nên tiến hành phân bổ áp lực đồng đều trên toàn diện tích móng.
- Quy cách về đường kính, chiều dài và mật độ cừ tràm phải tuân thủ theo bản vẽ yêu cầu kỹ thuật.
- Địa chất nơi thi công cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ và chất lượng cừ tràm
Kết luận
Đóng cừ tràm là một phương pháp hay và hữu ích cho các nơi có nền đất yếu. Vì thế, cần có một biện pháp thi công để phát huy hết toàn bộ công dụng của phương pháp này. Chọn một nhà cung cấp cừ tràm và thi công đóng cừ tràm uy tín vẫn yêu cầu tiên quyết trước khi thi công một công trình. Hãy đưa ra những quyết định đúng đắn để có một mặt bằng móng vững chắc trước khi bắt tay vào xây dựng.