Cây tràm là một loài cây lâm nghiệp lâu năm phổ biến trên thế giới. Cây tràm đem lại lợi ích kinh tế và trong đời sống rất nhiều. Được ứng dụng rộng rãi trong y học, xây dựng, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về cừ tràm qua bài viết dưới đây nhé
Trong xây dựng cây tràm là một trong những loại vật liệu xây dựng được gọi với tên là cừ tràm. Bài viết dưới đây sẽ có những thông tin bổ ích giúp bạn tìm hiểu về cừ tràm tốt nhất.
Cừ tràm là gì?
Cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp, có phần vỏ mềm và xốp, lá của cây tràm có màu xanh và dẹt. Thuộc loài thực vật Chi Tràm, phân bố khắp các miền nhiệt đới trên thế giới. Theo ước tính thì có khoảng hơn 200 loài tràm khác nhau. Đa số được tìm thấy ở Australia, tại Việt Nam cũng được du nhập rất nhiều loại. Những thân gỗ của cây tràm được gọi là cừ tràm dùng để sử dụng trong các công trình gia cố nền đất. Điển hình sử dụng nhiều nhất tại các tỉnh phía Nam.
Đặc điểm nhận biết
Tràm là cây gỗ có kích thước thuộc dạng nhỏ và trung bình. Cây có chiều cao từ 10 – 15m, nhiều cây phát triển tốt lên đến 20 – 25m. Đường kính gốc cây cừ tràm đạt 40 – 70cm. Tràm là một loại cây thường xanh, nếu trong điều kiện chăm sóc tốt sẽ phát triển rất tốt. Ngược lại, nếu mọc ở những vùng đất khô cằn thì cây chỉ đạt chiều cao từ 1 – 2m.
Thân cây tràm thẳng và nhỏ dần từ gốc đến ngọn, vỏ rất mỏng, thường có màu trắng và bong thành nhiều lớp. Cây tràm có lá đơn, phiến lá hình trái xoan, dày, hẹp lá mọc không cân đối, mọc so le nhau. Đầu lá có thể tù hoặc nhọn, gốc thì tròn. Hoa nhỏ và có màu trắng kem, quả có dạng nang nhỏ, dạng hình bán cầu hoặc hình chén. Khi quả cây tràm chín, sẽ nứt thành 3 mảnh khác nhau. Hoa tràm nở sẽ tạo quả và cụm hoa tiếp tục sinh trưởng nhanh, phát triển.
Các loại cừ tràm phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam có hơn 10 loài cây tràm với nhiều công dụng khác nhau từ y học đến xây dựng. Dưới đây là vài loại cơ bản để mọi người tham khảo, tìm hiểu.
Tràm ta
Tại Việt Nam, Tràm ta được phân bố ở các tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau,.. Tràm ta có thể sống trong môi trường ngập nước trong vòng 6 tháng trong năm. Thích hợp và phát triển tốt trên đất phèn và trung bình với các thành phần cơ giới sét nặng. Chịu được khu vực đất có độc tố H2S, Fe++ và phản ứng đất rất chua với pH 2,5 – 3,0. Tuy nhiên, Tràm ta cũng có thể phát triển tốt trên nền đất ít chua, không ngập nước. Nên có thể mọc thành rừng hàng ngàn hecta như các vùng phía Nam.
Tràm ta là cây than gỗ với khả năng đa mục đích. Gỗ cây tràm ta nặng có tỷ trọng 0,75, chịu lực cao nên được dùng cây gia cố trong xây dựng làm móng cừ tràm, vật dụng gia đình. Lá Tràm ta có chứa 0,7% tinh dầu dùng trong y học và các loại mỹ phẩm nổi tiếng. Khi tuổi thọ được 8 – 10 năm tuổi thì có thể khai thác bán làm gỗ cừ, và các loại hình kinh tế khác.
Tràm úc
Tràm Úc là loài cây phát triển nhanh hơn cây tràm ta rất nhiều. Chịu được môi trường đất phèn và đất mặn ngập nước tại một số nơi có thời tiết nhiệt đới thấp. Cây cừ tràm có sức sống mãnh liệt nên những vùng ngập nước hình thành nên các rễ tràm tự sinh trong khu vực . Ngoài ra chúng có khả năng tái sinh từ các bộ phận từ cây. Khả năng chịu lửa và cho nhiều sản phẩm gỗ và không thuộc gỗ như cột cừ , nhiên liệu , vật dụng gia đình , vật liệu xây dựng.
Tên khoa học của tràm Úc là Melaleuca leucadendra L. Cây trưởng thành có thể đạt chiều chiều dài từ 20 – 30m. Đường kính thân đạt 40cm – 60cm, có thể gặp một số cây tràm có chiều cao trên 40m. Vỏ cây có màu trắng, xốp, nhẵn, bong tróc thành từng miếng. Lá tràm úc thuôn dài và có phần hơi cong. Lá có chiều dài trung bình từ 10 – 20cm. Độ rộng đạt trung bình 2,0 – 3,5cm, mỏng và mịn, có lông tơ khi non.
Hoa sẽ mọc thành chùm dày, chiều dài đạt 6 – 15cm, mọc từ 1 đến 3 chùm kế tiếp nhau. Quả có hình cầu hoặc hình trụ ngắn, rộng khoảng 0,3 – 0,45cm cao 0,4 – 0,45cm.
Tràm bông vàng
Tràm bông vàng hay còn gọi là keo lá tràm. Hiện tại tràm bông vàng được phân bố tại các quốc gia ở vùng nhiệt đới. Tràm bông vàng là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể đạt 30m. Tán rộng, phân cành thấp, vỏ cây có nhiều rạn dọc, màu nâu xám.
Hoa rất giống bông đuôi sóc, tràng của hoa màu vàng. Quả tràm bông vàng có dạng đậu xoắn, hạt màu đen.
Thuộc chi tràm nên quen sống ở nơi có thời tiết nóng, khả năng chịu hạn khá tốt. Nhiệt độ trung bình cho cây phát triển tốt nhất là 25 độ, lượng mưa trung bình từ 2.000 – 4.000mmm hàng năm.
Loài này có thân gỗ rất lớn nền được áp dụng trong công nghiệp sản xuất gỗ. Vật dụng gia đình và nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ khác.
Ứng dụng cừ tràm
Cây cừ tràm có rất nhiều ứng dụng nổi bật, được sử dụng từ thân đến ngọn nên được người dân ưa trồng. Đem lại lợi ích kinh tế lẫn đời sống.
Trong ngành xây dựng
Cây cừ tràm rất được ưa chuộng trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở và thủy lợi. Trong xây dựng cừ tràm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực gia cố nền đất. còn trong thủy lợi các cọc cừ tràm được dùng để gia cố tường bao đê, đập.
Cây cừ tràm có tính năng chịu lực khá tốt, tăng độ nén chặt của nền đất, giảm hệ số rỗng,… Giá thành khá rẻ nên thay thế các phương pháp gia cố khác.
Các lĩnh vực khác
Ngoài lĩnh vực xây dựng các lá của cừ tràm được chiết xuất ra tinh dầu. Loại tinh dầu có dược tính khá giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có hương thơm đặc trưng nên cũng có một số sản phẩm nước hoa được bổ sung tinh chất cừ tràm.
Kết luận
Trên thế giới có rất nhiều loài cừ tràm và nhiều giá trị sử dụng. Ở trên chỉ là một phần nhỏ để giúp các bạn tìm hiểu thêm về cây cừ tràm. Nếu có góp ý nào mới mẻ hãy gửi qua email hoặc phần bình luận phía dưới nhé.